Trường Trung học phổ thông chuyên Tiền Giang

Trường Trung học phổ thông chuyên Tiền Giang hay Trường THPT chuyên Tiền Giang là trường trung học phổ thông công lập của tỉnh Tiền Giang. Trường được chính thức thành lập vào năm 1995 và là "đầu tàu" của tỉnh cả về chất lượng giáo dục lẫn các phong trào đoàn thể. Trường có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ học sinh giỏi; có kiến thức toàn diện về các môn văn hóa cơ bản và giỏi một môn chuyên; đủ năng lực học lên Đại học và các bậc học cao hơn; trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa cho tỉnh nhà, khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cả Nam bộ.

Trường THPT chuyên Tiền Giang
Tien Giang High School for Gifted Students
Địa chỉ
Đường Huyện 95, Ấp Bình Tạo, Xã Trung An
,
thành phố Mỹ Tho
, ,
Tọa độ10°21′11,7″B 106°19′59,8″Đ / 10,35°B 106,31667°Đ / 10.35000; 106.31667
Thông tin
LoạiTrung học phổ thông chuyên
Thành lập20 tháng 10 năm 1995; 28 năm trước (1995-10-20)
Mã trường016
Hiệu trưởngLưu Minh Trí
Giáo viên75[1]
Số học sinh1012[2]
Bài hát
Websitehttp://chuyentiengiang.edu.vn/
Tổ chức và quản lý
Phó hiệu trưởngNguyễn Thị Kim Thoa
Lê Sỹ Thái

Lịch sử

Trường Trung học phổ thông chuyên bắt đầu hoạt động từ 1992 trên cơ sở vật chất ban đầu là trường CĐSP Tiền Giang (tiền thân).Ngày 20/10/1995 Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ký quyết định số 1663/QĐ-UB chính thức thành lập Trường Trung học phổ thông Chuyên Tiền Giang.[1] Ban đầu, Hội đồng Sư phạm gồm có 53 giáo viên-công nhân viên; Chi bộ có 4 Đảng viên.[1]

Những năm học đầu tiên, nhà trường phải đối mặt với nhiều khó khăn: cơ sở vật chất thiếu thốn; qui chế trường Chuyên, chương trình giảng dạy lớp Chuyên, đội tuyển chưa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành...Để nhanh chóng ổn định và phát triển, Chi bộ cùng Ban giám hiệu đã phát huy sức mạnh tập thể; biết phân công hợp lý; biết rút kinh nghiệm kịp thời; xây dựng các tổ chuyên môn mạnh; thống nhất qui chế làm việc, chú trọng nâng cao chất lượng dạy và học...Đến năm 2010, Hội đồng sư phạm có 75 người; Chi bộ có 18 Đảng viên.[1]

Nhiều năm liền, Trường đạt danh hiệu Cơ quan an toàn, Trường tiên tiến cấp tỉnh. Riêng năm học 2003–2004, trường được Ủy ban nhân dân Tỉnh tặng Cờ thi đua xuất sắc.[1]

Biểu tượng

Biểu tượng của trường là cánh buồm đỏ căng gió trên con thuyền mang tên Chuyên lướt trên sông Tiền với ý nghĩa: "Cánh buồm đỏ đầy hứa hẹn sẽ đưa học sinh trường Chuyên Tiền Giang đến những chân trời rộng mở của Kiến thức và Tương lai. "[3]

Khuôn viên trường

Trường Trung học phổ thông Chuyên Tiền Giang bao gồm 3 dãy phòng học A, B, C với tổng số 21 phòng học (mỗi khối gồm 8 lớp chuyên và 1 lớp không chuyên), 6 khu ký túc xá cung cấp chỗ ở cho hơn 300 học sinh, 2 phòng máy tính, 6 phòng thực hành, 1 phòng truyền thống, 9 phòng bộ môn, 1 hội trường lớn, 1 hội trường nhỏ, 1 nhà thi đấu đa năng, 1 sân tennis, 1 hồ bơi, 1 sân bóng đá… Thư viện có trang bị máy tính, khu tự học và kho sách cập nhật thường xuyên.

Chương trình đào tạo

Academic curriculum

Chương trình đào tạo của trường dựa theo hệ phổ thông 3 năm 10–11–12... theo hình thức phân ban, được chia ra làm 8 lớp chuyên (Ngữ văn, Toán học, Tin học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tiếng Anh, Địa lý) và 1 lớp không chuyên. Kể từ năm 2023, trường ngưng tuyển sinh lớp không chuyên theo thông tư mới quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và tăng thêm 1 lớp chuyên Toán học và 1 lớp chuyên Tiếng Anh. Sĩ số mỗi lớp chuyên là 35 học sinh, lớp không chuyên 45 học sinh. Ngoài các môn cơ bản do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy đinh, học sinh các lớp chuyên còn được tiếp cận kiến thức nâng cao để có thể tham gia các kì thi học sinh giỏi của tỉnh, khu vực, quốc gia và quốc tế. Cuối mỗi học kì, những học sinh có thành tích cao trong học tập và có hạnh kiểm tốt sẽ được nhận học bổng của nhà trường.[cần dẫn nguồn]

Hoạt động ngoại khóa

Trường Chuyên thường xuyên tham gia tích cực các phong trào của tỉnh, của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, trường còn tổ chức các chương trình văn nghệ mừng Đảng mừng Xuân, cắm trại 26/3, tham quan các trường Đại học, Hội thao ký túc xá[4], Về nguồn[5], Du khảo Bến Tre[6], Tư vấn tuyển sinh Đại học, Cao đẳng[7], sinh hoạt ngày Quốc tế Phụ nữ[8]...

Giáo viên

Đến năm 2010, trường có 5 giáo viên ngạch Trung học cao cấp, 12 Thạc sĩ, 6 giáo viên đang học Cao học, 01 đang chuẩn bị bảo vệ luận án Tiến sĩ cấp Nhà nước và nhiều giáo viên đang ôn tập, chuẩn bị thi Cao học, 2 giáo viên Tiến sĩ.[1]Trường có 5 giáo viên được công nhận Nhà giáo ưu tú, 21 giáo viên được tặng Huy chương Vì sự nghiệp Giáo dục, 4 giáo viên nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 3 giáo viên và 2 tổ chuyên môn được Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo.[1]

Tuyển sinh

Trường Trung học phổ thông Chuyên Tiền Giang thông báo cụ thể về việc tuyển sinh vào tháng 5 hàng năm tại website chính thức của trường[liên kết hỏng], website của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tiền Giang Lưu trữ 2010-06-12 tại Wayback Machine và trên Đài truyền hình Tiền Giang với nội dung cơ bản gồm: các lớp dự tuyển, môn thi, điều kiện dự tuyển, hồ sơ dự tuyển, điều kiện trúng tuyển, thời gian phát hành và nộp hồ sơ dự thi, lịch thi, địa chỉ liên hệ.[2]

Thành tích

Mặc dù được xếp vào loại trung học phổ thông chuyên nhưng trường Trung học phổ thông Chuyên Tiền Giang luôn duy trì hệ thống giáo dục toàn diện theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tránh tình trạng dạy lệch, học lệch. Nhờ vậy mà trường luôn đạt tỉ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông 100%, [cần dẫn nguồn]

Năm200720082009
Hạng36[9][10]46[11][12]48[13][14]

Theo thống kê của Cục Công nghệ Thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo từ năm 2007 đến năm 2009, trường Trung học phổ thông Chuyên Tiền Giang luôn nằm ở thứ hạng cao trong top 200 trường trung học phổ thông có điểm thi Đại học, Cao đẳng cao nhất. Do đó, trường Trung học phổ thông Chuyên Tiền Giang là trường duy nhất trong tỉnh Tiền Giang có sáu học sinh được nhận học bổng của trường Đại học FPT Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2009; mỗi phần học bổng có giá trị 9.900 USD kèm theo khoá học tiếng Anh dự bị tại trường Đại học FPT.[7]

Đội tuyển học sinh giỏi, đại diện cho tỉnh Tiền Giang, luôn là một trong các đội mạnh của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, năm học 1999-2000, em Trương Quang Huy đạt giải Nhất kỳ thi học sinh giỏi cấp Quốc gia môn Sinh, được tham dự kỳ thi Olympic Sinh học Quốc tế International Biology Olympiad (7/2000). Em xuất sắc đạt huy chương Vàng, xếp hạng 7 trong tổng số 156 học sinh các nước đến dự thi, là huy chương vàng Olympic Sinh học, học sinh đầu tiên đem về huy chương Vàng môn Sinh học cho Việt Nam.Hàng năm, có trên 80% học sinh đậu vào các trường Đại học hệ chính quy. Một số đậu thủ khoa, á khoa các trường; một số được cấp học bổng du học sang Nga, Úc, Singapore; một số đang làm luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ trong và ngoài nước.[1]

Đường lên đỉnh Olympia

Tên khai sinhNăm OlympiaTuầnThángQuýNăm
Huỳnh Ngọc Đan ThanhOlympia 9Giải nhì - 190 điểmGiải ba - 95 điểm
Đào Phú TrungOlympia 11Giải ba - 170 điểm
Nguyễn Trọng NhânOlympia 14Giải Nhì - 220 điểmGiải Nhất - 330 điểmGiải Nhất - 260 điểmGiải Nhất - 260 điểm
Nguyễn Võ Hữu ThứcOlympia 15Giải ba - 180 điểm
Nguyễn Anh Cát TườngOlympia 17Giải nhì - 260 điểmGiải nhất - 225 điểmGiải ba - 65 điểm
Võ Thành TrungOlympia 19Giải nhất - 400 điểmGiải ba - 150 điểm
Nguyễn Hồ Tiến ĐạtOlympia 20Giải nhì - 270 điểm
Trần Tuấn KhoaOlympia 21Giải nhì - 180 điểm
Nguyễn Võ Ngọc HânOlympia 22Giải ba - 40 điểm
Trần Đăng KhoaOlympia 23Giải nhất - 310 đểmGiải nhất - 260 điểmGiải nhì - 220 điểm

Ghi chú

Hoạt động dạy và học trong nhà trường không tách rời nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, giáo dục thể chất và các công tác khác. Trong điều kiện mặt bằng chật hẹp, trường vẫn luôn cố gắng tạo môi trường sư phạm xanh sạch đẹp, ổn định nề nếp, kỉ cương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập của học sinh, nhất là các em nội trú.

Phát huy tiềm lực hiện có, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp lãnh đạo, các ban ngành, đoàn thể, Hội Cha mẹ học sinh, Thầy và Trò trường Chuyên Tiền Giang quyết tâm tiếp tục hoàn thành xuất sắc những yêu cầu mà Tỉnh và ngành giáo dục đề ra; quyết tâm đứng vững ở vị trí mũi nhọn của bậc Trung học phổ thông trong Tỉnh; phấn đấu vươn lên ngang bằng các trường Chuyên chất lượng cao ở các tỉnh phía Nam; góp phần có hiệu quả cùng ngành giáo dục đẩy mạnh việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; cung cấp cho tỉnh nhà, cho khu vực và cả nước một nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa trong giai đoạn mới.

Tham khảo

  1. ^ a b c d e f g h “Trường thpt Chuyên Tiền Giang: 15 năm hình thành và phát triển”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2010. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  2. ^ a b “Thông báo tuyển sinh vào lớp 10 Trung học Phổ thông Chuyên năm học 2010-2011” (PDF). ngày 5 tháng 5 năm 2010. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2010. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  3. ^ “Website trường thpt Chuyên Tiền Giang”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2010. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
  4. ^ “Hội thao ký túc xá trường thpt Chuyên Tiền Giang lần 1 – năm học 2009 – 2010”. ngày 25 tháng 1 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2010.
  5. ^ “Đoàn trường thpt Chuyên Tiền Giang tổ chức về nguồn nhân kỷ niệm 79 năm ngày thành lập Đoàn TNCS HCM”. ngày 2 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2010.[liên kết hỏng]
  6. ^ “Du khảo Bến Tre”. ngày 23 tháng 3 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2010.
  7. ^ a b “Lễ trao học bổng và tư vấn tuyển sinh năm 2010 của trường ĐH FPT tại trường thpt chuyên Tiền Giang”. ngày 23 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2010.[liên kết hỏng]
  8. ^ “Công đoàn trường thpt Chuyên Tiền Giang tổ chức sinh hoạt 8-3”. ngày 23 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2010.[liên kết hỏng]
  9. ^ “100 trường thpt có điểm thi ĐH, CĐ cao nhất”. Tuổi Trẻ Online. Việt Nam. ngày 5 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2010.
  10. ^ “100 trường thpt có điểm thi ĐH, CĐ cao nhất”. Tuổi Trẻ Online. Việt Nam. ngày 5 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2010.
  11. ^ “200 trường thpt điểm thi ĐH cao nhất 2008”. ngày 13 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2010.
  12. ^ “Thông báo số 1 về top 200 trường thpt của Cục CNTT”. ngày 13 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2010.[liên kết hỏng]
  13. ^ “Top 201 trường thpt có điểm trung bình cao trong kỳ thi ĐH năm 2009”. ngày 10 tháng 8 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2010.
  14. ^ “201 trường thpt có điểm thi ĐH cao nhất nước”. ngày 10 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2010.

Liên kết ngoài