Thế vận hội mùa hè hay Olympic mùa hè là một sự kiện thể thao quốc tế được tổ chức bốn năm một lần với nhiều môn thể thao, được tổ chức bởi Ủy ban Olympic quốc tế. Mặc dù không có lượng người xem lớn bằng World Cup nhưng đây là sự kiện thể thao danh giá nhất trên thế giới. Huy chương được trao cho mỗi sự kiện thể thao, với huy chương vàng cho vị trí thứ nhất, huy chương bạc cho vị trí thứ hai và huy chương đồng cho vị trí thứ ba.

Từ một giải đấu với chỉ 42 sự kiện thể thao với khoảng 250 vận động viên, thế vận hội mùa hè đã mở rộng tới hơn 10.000 vận động viên tham dự từ 202 quốc gia. Những nhà tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008 ước tính có khoảng 10.500 vận động viên tham dự trong 302 sự kiện thể thao của giải đấu. Thế vận hội Mùa hè 2004 đã thu hút được tổng cộng 11.099 vận động viên góp mặt trong 301 sự kiện thể thao, vượt qua dự tính là 10.500 vận động viên như ban đầu.

Những vận động viên tham dự được thông qua bởi Ủy ban Olympic quốc gia (NOC) để đại diện cho đất nước đó. Quốc caquốc kỳ được cử hành kèm theo nghi lễ trao huy chương. Bảng xếp hạng huy chương được trình chiếu rộng rãi. Nhìn chung, chỉ có những quốc gia được công nhận mới được giới thiệu, chỉ có số ít trường hợp các quốc gia có tranh cãi về chủ quyền được phép tham dự.

Hoa Kỳ là quốc gia có số lần tổ chức Thế vận hội Mùa hè nhiều nhất với năm lần. Anh Quốc, PhápÚc xếp thứ hai, thứ ba và thứ tư với ba lần tổ chức Thế vận hội Mùa hè. Các quốc gia có hai lần tổ chức Thế vận hội Mùa hè là Đức, Hy LạpNhật Bản. Những quốc gia có một lần tổ chức bao gồm: Bỉ, Canada, Phần Lan, Ý, México, Hà Lan, Liên Xô, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Trung QuốcBrasil. London, ParisLos Angeles là 3 thành phố có 3 lần tổ chức. Hai thành phố đã 2 lần tổ chức Thế vận hội Mùa hè bao gồm: AthenaTokyo.

Năm quốc gia - Úc, Pháp, Anh Quốc, Hy Lạp và Thụy Sĩ - đã tham dự tất cả kỳ Thế vận hội Mùa hè. Trong đó, quốc gia duy nhất từng đoạt ít nhất một huy chương vàng tại tất cả các kỳ vận hội là Anh.

Ba kỳ 1916, 1940, 1944 không tổ chức do ảnh hưởng của các cuộc chiến tranh thế giới.

Danh sách kỳ Thế vận hội Mùa hè

Kỳ thế vận hộiNămChủ nhàTuyên bố khai mạcNgàyĐoàn tham dựSố lượng vận động viênSố môn thể thaoDisci-
plines
Số nội dungĐoàn giành nhiều huy chương nhấtGhi chú
Tổng cộngNamNữ
I1896  Athens, Hy LạpQuốc vương Georgios I6–15 tháng 414241241091043  Hoa Kỳ (USA)[1]
II1900  Paris, PhápN/A14 tháng 5 – 28 tháng 102499797522192085[A]  Pháp (FRA)[2]
III1904  St. Louis, Hoa KỳThị trưởng David R. Francis1 tháng 7 – 23 tháng 11126516456161794[B]  Hoa Kỳ (USA)[3]
IV1908  London, AnhQuốc vương Edward VII27 tháng 4 – 31 tháng 102220081971372225110  Anh Quốc (GBR)[4]
V1912  Stockholm, Thụy ĐiểnVua Gustaf V6–22 tháng 72824072359481418102  Hoa Kỳ (USA)[5]
VI1916Bị hủy bỏ do ảnh hưởng của chiến tranh thế giới lần thứ nhất
VII1920  Antwerp, BỉQuốc vương Albert I20 tháng 4 – 12 tháng 92926262561652229156[C]  Hoa Kỳ (USA)[6]
VIII1924  Paris, PhápTổng thống Gaston Doumergue4 tháng 5 – 27 tháng 744308929541351723126  Hoa Kỳ (USA)[7]
IX1928  Amsterdam, Hà LanHoàng tử Hendrik của Hà Lan28 tháng 7 – 12 tháng 846288326062771420109  Hoa Kỳ (USA)[8]
X1932  Los Angeles, Hoa KỳPhó Tổng thống Charles Curtis30 tháng 7 – 14 tháng 837133212061261420117  Hoa Kỳ (USA)[9]
XI1936  Berlin, ĐứcQuốc trưởng Adolf Hitler1–16 tháng 849396336323311925129  Đức (GER)[10]
XII1940Bị hủy bỏ do ảnh hưởng của chiến tranh thế giới lần thứ hai
XIII1944
XIV1948  London, Anh QuốcQuốc vương George VI29 tháng 7 – 14 tháng 859410437143901723136  Hoa Kỳ (USA)[11]
XV1952  Helsinki, Phần LanTổng thống Juho Kusti Paasikivi19 tháng 7 – 3 tháng 869495544365191723149  Hoa Kỳ (USA)[12]
XVI1956  Melbourne, ÚcPhilip, Vương tế Anh22 tháng 11 – 8 tháng 1272[D]331429383761723151[E]  Liên Xô (URS)[13]
XVII1960  Roma, ÝTổng thống Giovanni Gronchi25 tháng 8 – 11 tháng 983533847276111723150  Liên Xô (URS)[14]
XVIII1964  Tokyo, Nhật BảnNhật hoàng Chiêu Hòa10–24 tháng 1093515144736781925163  Hoa Kỳ (USA)[15]
XIX1968  Mexico City, MéxicoTổng thống Gustavo Díaz Ordaz12–27 tháng 10112551647357811824172  Hoa Kỳ (USA)[16]
XX1972  München, Tây ĐứcTổng thống Gustav Heinemann26 tháng 8 – 10 tháng 91217134607510592128195  Liên Xô (URS)[17]
XXI1976  Montreal, CanadaNữ vương Elizabeth II17 tháng 7 – 1 tháng 8926084482412602127198  Liên Xô (URS)[18]
XXII1980  Moskva, Liên XôTổng Bí thư Leonid Brezhnev19 tháng 7 – 3 tháng 8805179406411152127203  Liên Xô (URS)[19]
XXIII1984  Los Angeles, Hoa KỳTổng thống Ronald Reagan28 tháng 7 – 12 tháng 81406829526315662129221  Hoa Kỳ (USA)[20]
XXIV1988  Seoul, Hàn QuốcTổng thống Roh Tae-woo17 tháng 9 – 2 tháng 101598391619721942331237  Liên Xô (URS)[21]
XXV1992  Barcelona, Tây Ban NhaQuốc vương Juan Carlos I25 tháng 7 – 9 tháng 81699356665227042534257  Đoàn thể thao hợp nhất (EUN)[22]
XXVI1996  Atlanta, Hoa KỳTổng thống Bill Clinton19 tháng 7 – 4 tháng 819710318680635122637271  Hoa Kỳ (USA)[23]
XXVII2000  Sydney, ÚcToàn quyền Sir William Deane15 tháng 9 – 1 tháng 1019910651658240692840300  Hoa Kỳ (USA)[24]
XXVIII2004  Athens, Hy LạpTổng thống Konstantinos Stephanopoulos13–29 tháng 820110625629643292840301  Hoa Kỳ (USA)[25]
XXIX2008  Bắc Kinh, Trung QuốcTổng bí thư-Chủ tịch Hồ Cẩm Đào8–24 tháng 820410942630546372841302  Trung Quốc (CHN)[26]
XXX2012  London, Anh QuốcNữ vương Elizabeth II27 tháng 7 – 12 tháng 820410568589246762639302  Hoa Kỳ (USA)[27]
XXXI2016  Rio de Janeiro, BrazilPhó Tổng thống Michel Temer5–21 tháng 820511351??2841306  Hoa Kỳ (USA)[28]
XXXII2020  Tokyo, Nhật BảnNhật hoàng Lệnh Hòa23 tháng 7 – 8 tháng 8 năm 202120611091 (ước tính)3350324  Hoa Kỳ (USA)[29]
XXXIII2024  Paris, Pháp2 – 18 tháng 8Chưa diễn ra[30]
XXXIV2028  Los Angeles, Hoa Kỳ21 tháng 7 – 6 tháng 8Chưa diễn ra[31]
XXXV2032  Brisbane, Úc23 tháng 7 – 8 tháng 8Chưa diễn ra

Ghi chú: Tuy các kỳ năm 1916, 1940, và 1944 bị hủy do chiến tranh thế giới, số la mã của các kỳ này vẫn tiếp tục đếm thêm.

Lần đầu tham dự

Dưới đây là thống kê các kì Thế vận hội Mùa hè mà các đoàn thể thao lần đầu tiên giành quyền tham dự.

NămĐoàn thể thao
1896  Úc,   Áo,   Bulgaria,   Chile,   Đan Mạch,   Pháp,   Đức[32],   Anh Quốc,   Hy Lạp,   Hungary,   Ý,   Thụy Điển,   Thụy Sĩ,   Hoa Kỳ
1900  Argentina,   Bỉ,   Canada,   Cuba,   Cộng hòa Séc[33],   Haiti,   Ấn Độ,   Iran,   Luxembourg,   México,   Hà Lan,   Na Uy,   Peru,   România,   Nga[34],   Tây Ban Nha
1904  Nam Phi
1908  Phần Lan,   Thổ Nhĩ Kỳ
1912  Ai Cập,   Iceland,   Nhật Bản,   Luxembourg,   Bồ Đào Nha,   Serbia[35]
1920  Brasil,   Estonia,   Monaco,   New Zealand
1924  Ecuador,   Ireland,   Latvia,   Litva,   Philippines,   Ba Lan,   Uruguay
1928  Malta,   Panama,   Zimbabwe[36]
1932  Đài Bắc Trung Hoa[37]
1936  Afghanistan,   Bolivia,   Colombia,   Costa Rica,   Liechtenstein
1948  Bermuda,   Guyana,   Iran,   Iraq,   Jamaica,   Hàn Quốc,   Liban,   Myanmar[38],   Pakistan,   Puerto Rico,   Singapore,   Sri Lanka[39],   Syria,   Trinidad và Tobago,   Venezuela
1952  Bahamas,   Trung Quốc,   Ghana,   Guatemala,   Hồng Kông,   Indonesia,   Israel,   Nigeria,   Thái Lan,   Việt Nam[40]
1956  Campuchia,   Ethiopia,   Fiji,   Kenya,   Liberia,   Malaysia[41],   Uganda
1960  Bahamas,   Maroc,   Sudan,   Tunisia
1964  Algérie,   Cameroon,   Tchad,   Cộng hòa Congo,   Cộng hòa Dominica,   Bờ Biển Ngà,   Madagascar,   Mali,   Mông Cổ,   Nepal,   Niger,   Sénégal,   Tanzania[42],   Zambia[43]
1968  Barbados,   Belize[44],   Trung Phi,   Cộng hòa Dân chủ Congo[45],   El Salvador,   Guinée,   Kuwait,   Libya,   Nicaragua,   Paraguay,   San Marino,   Sierra Leone,   Suriname,   Quần đảo Virgin thuộc Mỹ
1972  Albania,   Bénin[46],   Burkina Faso[47],   Eswatini[48],   Gabon,   CHDCND Triều Tiên,   Lesotho,   Malawi,   Ả Rập Xê Út,   Somalia,   Togo
1976  Andorra,   Antigua và Barbuda,   Quần đảo Cayman
1980  Angola,   Botswana,   Síp,   Lào,   Mozambique,   Seychelles,   Zimbabwe
1984  Bangladesh,   Bhutan,   Quần đảo Virgin thuộc Anh,   Djibouti,   Guinea Xích Đạo,   Gambia,   Grenada,   Jordan,   Mauritius,   Oman,   Papua New Guinea,   Qatar,   Rwanda,   Samoa[49],   Quần đảo Solomon,   Tonga,   UAE,   Yemen[50]
1988  Samoa thuộc Mỹ,   Aruba,   Bahrain,   Quần đảo Cook,   Guam,   Maldives,   Saint Vincent và Grenadines,   Vanuatu
1992  Bosna và Hercegovina,   Croatia,   Slovenia
1996  Armenia,   Azerbaijan,   Belarus,   Brunei,   Comoros,   Dominica,   Gruzia,   Guiné-Bissau,   Kazakhstan,   Kyrgyzstan,   Moldova,   Nauru,   Bắc Macedonia[51],   Palestine,   Saint Kitts và Nevis,   Saint Lucia,   São Tomé và Príncipe,   Slovakia,   Tajikistan,   Turkmenistan,   Ukraina,   Uzbekistan
2000  Cabo Verde,   Eritrea,   Micronesia,   Namibia,   Palau
2004  Kiribati,   Đông Timor
2008  Quần đảo Marshall,   Montenegro
2012Không có
2016  Kosovo,   Nam Sudan
2020Không có

Danh sách huy chương

Bảng dưới đây sử dụng dữ liệu chính thức được cung cấp bởi IOC.[52]

   Quốc gia không còn tồn tại
STTĐoàn thể thaoVàngBạcĐồngTổng cộngĐại hội
1  Hoa Kỳ (USA)1075846752267328
2  Liên Xô (URS)395319296101010
3  Anh Quốc (GBR)26329529385128
4  Trung Quốc (CHN)22416715554610
5  Pháp (FRA)21224126371628
6  Ý (ITA)20617819357727
7  Đức (GER)19119423061516
8  Hungary (HUN)17514716949126
9  Úc (AUS)16417721355428
10  Đông Đức (GDR)1531291274095
11  Nga (RUS)1491251524266
12  Thụy Điển (SWE)14517017949427
13  Nhật Bản (JPN)14213616143922
14  Phần Lan (FIN)1018511730325
15  Hàn Quốc (KOR)90879026717
16  România (ROU)899512230621
17  Hà Lan (NED)859210828526
18  Cuba (CUB)78688022620
19  Ba Lan (POL)688413228421
20  Canada (CAN)6410213630226

Đoàn thể thao dẫn đầu bảng tổng sắp huy chương

Xếp theo số lần từ lớn đến bé

  •   Hoa Kỳ — 18 lần
  •   Liên Xô — 6 lần
  •   Pháp — 1 lần
  •   Anh Quốc — 1 lần
  •   Đức — 1 lần
  •   Trung Quốc — 1 lần
  •   Đoàn thể thao hợp nhất — 1 lần

Tham khảo

  1. ^ “1st SOG Athens 1896”. IOC. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2004.
  2. ^ “2nd SOG Paris 1900”. IOC. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2004.
  3. ^ “3rd SOG St. Louis 1904”. IOC. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2004.
  4. ^ “4th SOG London 1908”. IOC. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2004.
  5. ^ “5th SOG Stockholm 1912”. IOC. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2004.
  6. ^ “7th SOG Antwerp 1920”. IOC. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2004.
  7. ^ “8th SOG Paris 1924”. IOC. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2004.
  8. ^ “9th SOG Amsterdam 1928”. IOC. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2004.
  9. ^ “10th SOG Los Angeles 1932”. IOC. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2004.
  10. ^ “11th SOG Berlin 1936”. IOC. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2004.
  11. ^ “14th SOG London 1948”. IOC. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2004.
  12. ^ “15th SOG Helsinki 1952”. IOC. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2004.
  13. ^ “16th SOG Melbourne 1956”. IOC. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2004.
  14. ^ “17th SOG Rome 1960”. IOC. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2004.
  15. ^ “18th SOG Tokyo 1964”. IOC. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2004.
  16. ^ “19th SOG Mexico City 1968”. IOC. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2004.
  17. ^ “20th SOG Munich 1972”. IOC. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2004.
  18. ^ “21st SOG Montreal 1976”. IOC. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2004.
  19. ^ “22nd SOG Moscow 1980”. IOC. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2004.
  20. ^ “23rd SOG Los Angeles 1984”. IOC. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2004.
  21. ^ “24th SOG Seoul 1988”. IOC. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2004.
  22. ^ “25th SOG Barcelona 1988”. IOC. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2004.
  23. ^ “26th SOG Atlanta 1996”. IOC. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2004.
  24. ^ “27th SOG Sydney 2000”. IOC. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2004.
  25. ^ “28th SOG Athens 2004”. IOC. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2004.
  26. ^ “29th SOG Beijing 2008”. IOC. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2008.
  27. ^ “30th SOG London 2012”. IOC. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2012.
  28. ^ “31st SOG Rio de Janeiro 2016”. IOC. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2016.
  29. ^ “32nd SOG Tokyo 2020”. IOC. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2013.
  30. ^ “33rd SOG Paris 2024”. IOC. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2017.
  31. ^ “34th SOG Los Angeles 2028”. IOC. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2017.
  32. ^ Từ năm 1952 đến năm 1988, Đức tham dự Thế vận hội Mùa hè với tên gọi Tây Đức. Ngoài ra, Đông Đức cũng từng tham dự Thế vận hội Mùa hè từ năm 1968 đến năm 1988.
  33. ^ Từ năm 1900 đến năm 1912, Cộng hòa Séc tham dự Thế vận hội Mùa hè với tên gọi Bohemia và từ năm 1920 đến năm 1992 tham dự với tên gọi Tiệp Khắc.
  34. ^ Từ năm 1924 đến năm 1988, Nga tham dự Thế vận hội Mùa hè với tên gọi Liên Xô.
  35. ^ Từ năm 1920 đến năm 2000, Serbia tham dự Thế vận hội Mùa hè với tên gọi Nam Tư và năm 2004 với tên gọi Serbia và Montenegro.
  36. ^ Từ năm 1928 đến năm 1960, Zimbabwe tham dự Thế vận hội Mùa hè với tên gọi Rhodesia.
  37. ^ Từ năm 1932 đến năm 1988, Đài Bắc Trung Hoa tham dự Thế vận hội Mùa hè với tên gọi Trung Hoa Dân Quốc.
  38. ^ Từ năm 1948 đến năm 1988, Myanmar tham dự Thế vận hội Mùa hè với tên gọi Miến Điện.
  39. ^ Từ năm 1948 đến năm 1976, Sri Lanka tham dự Thế vận hội Mùa hè với tên gọi Tích Lan.
  40. ^ Từ năm 1952 đến năm 1972, Việt Nam tham dự Thế vận hội Mùa hè với tư cách Quốc gia Việt Nam và sau đó là Việt Nam Cộng hòa.
  41. ^ Từ năm 1956 đến năm 1960, Malaysia tham dự Thế vận hội Mùa hè với hai đoàn riêng biệt: MalayaBắc Borneo.
  42. ^ Năm 1964, Tanzania tham dự Thế vận hội Mùa hè với tên gọi Tanganyika.
  43. ^ Năm 1964, Zambia tham dự Thế vận hội Mùa hè với tên gọi Bắc Rhodesia.
  44. ^ Từ năm 1968 đến năm 1980, Belize tham dự Thế vận hội Mùa hè với tên gọi Honduras thuộc Anh.
  45. ^ Từ năm 1968 đến năm 1996, CHDC Congo tham dự Thế vận hội Mùa hè với tên gọi Zaire.
  46. ^ Từ năm 1972 đến năm 1976, Bénin tham dự Thế vận hội Mùa hè với tên gọi Dahomey.
  47. ^ Từ năm 1972 đến năm 1984, Burkina Faso tham dự Thế vận hội Mùa hè với tên gọi Thượng Volta.
  48. ^ Từ năm 1972 đến năm 2016, Eswatini tham dự Thế vận hội Mùa hè với tên gọi Swaziland.
  49. ^ Từ năm 1984 đến năm 1992, Samoa tham dự Thế vận hội Mùa hè với tên gọi Tây Samoa.
  50. ^ Từ năm 1984 đến năm 1988, Yemen tham dự Thế vận hội Mùa hè với tên gọi Bắc Yemen.
  51. ^ Từ năm 1996 đến năm 2016, Bắc Macedonia tham dự Thế vận hội Mùa hè với tên gọi Cộng hòa Macedonia.
  52. ^ “RESULTS”. olympic.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2017.