Giải thưởng FIFA Fair Play

Giải thưởng FIFA Fair Play là giải thưởng FIFA công nhận hành vi gương mẫu mà khuyến khích tinh thần fair play và nhân văn trong bóng đá trên khắp thế giới. Lần đầu giải được trao năm 1987, nó được trao cho cá nhân (bao gồm cả đã mất), các đội tuyển, cổ động viên, khán giả, liên đoàn/hiệp hội bóng đá và thậm chí toàn bộ cộng đồng bóng đá. Một hoặc nhiều giải thưởng được trao hàng năm, với việc có ít nhất một người nhận giải mỗi năm trừ năm 1994, khi không có giải thưởng được trao.

Những cậu bé nhặt bóng ở Somalia cầm biểu ngữ FIFA Fair Play.

Giành giải

Nguồn[1]

NămGiành giảiLý doGhi chú
1987  Cổ động viên của Dundee UnitedCư xử đẹp của người hâm mộ đối với đội chiến thắng IFK Göteborg tại chung kết UEFA Cup[2]
1988  Frank OrdenewitzTinh thần thể thao khi thừa nhận chơi bóng bằng tay trong một tình huống phạt đền ở trận đấu giữa 1. FC KölnWerder Bremen.[b]
  Khán giả của giải bóng đá Olympic Seoul 1988Các cổ động viên để lại ấn tượng lâu dài với cách cổ vũ của họ.
1989  Khán giả của Trinidad và TobagoTinh thần thể thao mặc dù đội nhà để thua Hoa Kỳ trong trận chung kết Giải vô địch bóng đá CONCACAF 1989
1990  Gary LinekerSự nghiệp 15 năm cầu thủ chuyên nghiệp không nhận bất kỳ một chiếc thẻ vàng hay đỏ.
1991  Liên đoàn bóng đá Hoàng gia Tây Ban NhaSự gương mẫu của chính phủ, truyền thông, trường học, các nghệ sĩ và các nhà tài trợ tham gia vào các hoạt động fair play.
  JorginhoCó cư xử mẫu mẫu và sự nghiệp độc đáo cả trong và ngoài sân cỏ.
1992  Hiệp hội bóng đá BỉThúc đẩy fair play với chiến dịch ”Football in Peace“ và dự án viện trợ ”Casa Hogar“ ở Toluca, Mexico.
1993  Nándor HidegkutiTôn vinh hành vi mẫu mực khi còn là cầu thủ cũng như huấn luyện viên
  Liên đoàn bóng đá ZambiaNhững nỗ lực tổ chức lại đội tuyển quốc gia sau thảm họa hàng không đội tuyển bóng đá quốc gia Zambia 1993.
1994Không trao
1995  Jacques GlassmannThái độ can đảm trong trường hợp hối lộ giữa ValenciennesMarseille.
1996  George WeahThể hiện tình yêu đích thực của mình trong các trận đấu và phát đi các thông điệp về Fair Play cho công chúng một cách rộng rãi nhất.
1997  Cổ động viên IrelandHành xử mẫu mực, đặc biệt trong trận đấu vòng loại World Cup với Bỉ.[3][l]
  Jozef Zovinec60 năm đá bóng nghiệp dư không nhận một chiếc thẻ vàng.
  Julie FoudyNỗ lực chống lại bóc lột sức lao động trẻ em, trở thành phụ nữ đầu tiên và cũng là người Mỹ đầu tiên giành giải thưởng.
1998  Liên đoàn bóng đá MỹThể hiện tinh thần thể thao trong trận đấu tại World Cup, mặc dù có căng thẳng chính trị trong gần 20 năm.
  Liên đoàn bóng đá Iran
  Hiệp hội bóng đá Bắc Ireland của Bắc IrelandNỗ lực hòa giải cộng đồng Công giáoTin Lành trong trận đấu tại Belfast giữa Cliftonville và Linfield
1999  Cộng đồng bóng đá New ZealandNỗ lực góp phần tạo nên thành công rực rỡ của Giải vô địch bóng đá nữ U-17 thế giới 1999.
2000  Lucas RadebeHoạt động trẻ em ở Nam Phi và đấu tranh chống phân biệt chủng tộc trong bóng đá.
2001  Paolo Di CanioDùng tay khống chế lại bóng, khi thủ môn đối phương Paul Gerrard đang bị chấn thương trên sân.
2002   Cộng đồng bóng đá Nhật Bản và Hàn QuốcCho thấy tinh thần đoàn kết và thượng võ khi cùng nhau tổ chức World Cup 2002.
2003  Cổ động viên của CelticCư xử mẫu mực trong trận chung kết UEFA 2003, mặc dù Celtic để thua 3–2 trong hiệp phụ trước Porto.
2004  Liên đoàn bóng đá BrazilTổ chức “Trậnn đấu vì hòa bình” thi đấu giữa đội tuyển quốc gia BrazilHaiti, khi vé được đổi bằng súng.
2005  Cộng đồng của Iquitos, PeruToàn tâm ủng hộ Giải vô địch bóng đá U-17 thế giới 2005, và góp phần vào bóng đá.
2006  Cổ động viên của World Cup 2006.Tinh thần fair play, tôn trọng lẫn nhau và tạo nên một không khí đặc biệt cả trong lẫn ngoài sân cỏ.
2007  FC BarcelonaTừ chối những hợp đồng tài trợ lớn trên áo đấu để gắn logo của UNICEF.[4]
2008  Liên đoàn bóng đá Thổ Nhĩ KỳNỗ lực tạo nên các cuộc đối thoại giữa hai nước mà không có bất kỳ mối quan hệ ngoại giao nào.[5]
  Liên đoàn bóng đá Armenia
2009  Bobby RobsonTruy tặng giải thưởng vì tinh thần fair play trong cả sự nghiệp cầu thủ lẫn huấn luyện viên.[6]
2010  Đội tuyển bóng đá nữ U-17 quốc gia HaitiNỗ lực vực dậy sau động đất Haiti 2010.[7]
2011  Hiệp hội bóng đá Nhật BảnNỗ lực vực dậy sau động đất Nhật Bản 2011, khi giành chức vô địch Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2011.
2012  Liên đoàn bóng đá UzbekistanThể hiện tinh thần fair play, cạnh tranh không loại bỏ lẫn nhau mà bổ sung cho nhau.
2013  Liên đoàn bóng đá AfghanistanTinh thần đoàn kết trong bóng đá chống lại sự bất hòa sau hậu quả của chiến tranh, rối loạn và xung đột.[8]
2014  Các tình nguyện viên FIFA World Cup 2014Cho những việc họ đã làm, hỗ trợ không biết mệt mỏi, sự nhiệt tình và niềm đam mê cho các trận đấu.
2015  Tất cả các tổ chức bóng đá hỗ trợ người tị nạnCác hoạt động để hỗ trợ người tị nạn trong các cuộc xung đột. Gerald Asamoah thay mặt nhận giải thưởng - người đã vận động phúc lợi cho người tị nạn.
2016  Atlético NacionalYêu cầu CONMEBOL trao tặng Chapecoense với danh hiệu Copa Sudamericana 2016 sau vụ tai nạn Chuyến bay 2933 của LaMia.
2017  Francis KonéCứu mạng đối thủ bằng cách sơ cứu trên sân sau khi va chạm.
2018  Lennart ThyBỏ lỡ một trận đấu Eredivisie cho VVV Venlo với PSV Eindhoven để hiến máu cho một người nhận trong nhu cầu khẩn cấp của các tế bào gốc phù hợp để điều trị bệnh bạch cầu.

Ghi chú

  • b – Cầu thủ của Werder Bremen tự nhận dùng tay chơi bóng bằng tay trong vòng cấm trước trọng tài trong trận đấu tại Giải Đức gặp 1. FC Köln ngày 7 tháng 5 năm 1988. Cologne trận đó giành chiến thắng 2–0.[9] The following year, he moved to Cologne.
  • l – Caroline Hanlon nhận thay các cổ động viên.[3]

Năm 2009 Liên đoàn bóng đá Ireland từ chối nhận giải Fair Play sau vụ tranh cãi dùng tay chơi bóng trong trận đấu Play-off World Cup 2010 giữa Pháp và Cộng hòa Ireland.

Tham khảo

  1. ^ “FACTSheet FIFA awards” (PDF). FIFA. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2016.
  2. ^ Low, Dave. “Dundee Utd reach the UEFA Cup Final 1987”. BBC Scotland. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2008.
  3. ^ a b “A Night of Records and Premieres”. FIFA. ngày 24 tháng 2 năm 1998. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2008.
  4. ^ “Barcelona scoop FIFA Fair Play award”. FIFA. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 29 tháng 2 năm 2016.
  5. ^ “Fair Play for Armenia, Turkey”. FIFA. ngày 12 tháng 1 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2009.
  6. ^ “Fair Play Award honours Robson” (Thông cáo báo chí). FIFA. ngày 21 tháng 12 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 29 tháng 2 năm 2016. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp)
  7. ^ “Haiti's standard bearers show the way”. FIFA. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 29 tháng 2 năm 2016.
  8. ^ “FIFA Awards Afghanistan 'Fair Play Award For 2013'. Rferl.org. ngày 14 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2014.
  9. ^ “International Federations” (PDF). LA84 Foundation. tr. 100. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2008.