2005200620072008200920102011201220132014
2015201620172018201920202021202220232024
Bài viết chọn lọc
tháng 1 năm 2007
Tháng
123456789101112

Tổ chức Thương mại Thế giới

Thành viên của WTO, năm 2008
Thành viên của WTO, năm 2008

Tổ chức Thương mại Thế giới (tiếng Anh: World Trade Organization, viết tắt WTO) là một tổ chức quốc tế đặt trụ sở ở Genève, Thụy Sĩ, có chức năng giám sát các hiệp định thương mại giữa các nước thành viên với nhau theo các quy tắc thương mại. Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương mại. Ngày 13 tháng 5 năm 2005, ông Pascal Lamy được bầu làm Tổng giám đốc thay cho ông Supachai Panitchpakdi, người Thái Lan, kể từ 1 tháng 9 năm 2005.

Tính đến ngày 7 tháng 11 năm 2006, WTO có 150 thành viên. Mọi thành viên của WTO được yêu cầu phải cấp cho những thành viên khác những ưu đãi nhất định trong thương mại, ví dụ (với một số ngoại lệ) những sự nhượng bộ về thương mại được cấp bởi một thành viên của WTO cho một quốc gia khác thì cũng phải cấp cho mọi thành viên của WTO. Trong thập niên 1990 WTO là mục tiêu chính của phong trào chống toàn cầu hóa.

Hiệp ước Xô-Đức

Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô ký Hiệp ước, với Stalin và Ribbentrop đứng sau lưng
Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô ký Hiệp ước, với Stalin và Ribbentrop đứng sau lưng

Hiệp ước Xô-Đức, còn được gọi là Hiệp ước Molotov-Ribbentrop hay Hiệp ước Hitler-Stalin có tên chính thức là Hiệp ước Bất tương xâm giữa Đức và Liên bang Xô viết, được ký kết ngày 23 tháng 8, 1939 giữa Ngoại trưởng Viatcheslav Mikhaïlovitch Molotov của Liên Xô và Ngoại trưởng Joachim von Ribbentrop của Đức Quốc xã. Nghị định thư bí mật đính kèm Hiệp ước quy định các nước Phần Lan, Estonia, Latvia, Lithuania, và Romania thuộc vùng ảnh hưởng của Liên Xô. Ngoài ra, hai nước Liên Xô và Đức đồng ý phân chia Ba Lan.

Nhiều tấn trò ngoại giao zíc-zắc diễn ra một cách bí mật giữa các bên có liên quan, và nhiều nội dung của Hiệp ước cũng bị giữ bí mật. Sự thật chỉ được sáng tỏ sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc và Đồng minh tịch thu được nhiều tài liệu mật của Đức Quốc xã.

Jimmy Carter

James Earl “Jimmy” Carter, Jr. (sinh ngày 1 tháng 10 năm 1924) là chính khách và tổng thống thứ 39 của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ (19771981), là quán quân đoạt Giải Nobel Hoà bình năm 2002. Trước đó ông là thống đống thứ 83 của tiểu bang Georgia (19711975). Năm 1976, Carter dành được sự đề cử của Đảng Dân chủ, được xem là “ngựa ô” trong cuộc đua, rồi vượt qua tổng thống đương nhiệm Gerald Ford với chiến thắng sít sao trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1976.

Nhiệm kỳ tổng thống của Carter đánh dấu với sự suy thoái sau khi nước Mỹ gánh chịu những vết thương nhức nhối như Chiến tranh Việt Nam cùng với sự trì trệ kinh tế trong nước. Với vụ khủng hoảng con tin tại Iran và sự kiện quân đội Liên Xô tiến chiếm Afghanistan năm 1979, Hoa Kỳ chứng kiến ảnh hưởng của mình đang bị suy giảm trên trường quốc tế. Lạm phát và lãi suất lên đến đỉnh điểm kể từ Đệ nhị Thế chiến khi chính phủ cho đóng băng giá dầu nội địa hầu đối phó với việc tăng giá dầu từ OPEC; các chỉ số lạm phátthất nghiệp tăng 50% trong bốn năm.

Ngôn ngữ lập trình

Tủ sách giáo khoa dạy ngôn ngữ lập trình
Tủ sách giáo khoa dạy ngôn ngữ lập trình

Ngôn ngữ lập trình là một tập con của ngôn ngữ máy tính. Đây là một dạng ngôn ngữ được chuẩn hóa (đối lập với ngôn ngữ tự nhiên). Nó được dùng để miêu tả những quá trình, những ngữ cảnh một cách rất chi tiết. Một tập hợp các chỉ thị được biểu thị nhờ ngôn ngữ lập trình để thực hiện các thao tác máy tính nào đó thông qua một chương trình. Các tên khác của khái niệm này nếu không bị lầm lẫn là chương trình máy tính hay chương trình điện toán.

Chữ lập trình dùng để chỉ thao tác của con người nhằm kiến tạo nên các chương trình máy tính thông qua các ngôn ngữ lập trình. Người ta còn gọi quá trình lập trình đó là quá trình mã hoá thông tin tự nhiên thành ngôn ngữ máy. Trong các trường hợp xác định thì chữ lập trình còn được viết là “viết mã” (cho chương trình máy tính). Như vậy, theo định nghĩa, mỗi ngôn ngữ lập trình cũng chính là một chương trình, nhưng có thể được dùng để tạo nên các chương trình khác. Một chương trình máy tính được viết bằng một ngôn ngữ lập trình thì những chỉ thị (của riêng ngôn ngữ ấy) góp phần tạo nên chương trình được gọi là mã nguồn của chương trình ấy.

Trung Quốc

Bản đồ hành chính Trung Quốc
Bản đồ hành chính Trung Quốc

Trung Quốc là tổng hợp của nhiều quốc gia và nền văn hóa đã từng tồn tại và nối tiếp nhau tại Đông Á lục địa, cách đây ít nhất 3.500 năm. Trung Quốc ngày nay, có thể được coi như có một hay nhiều nền văn minh khác nhau, nằm trên một hay nhiều quốc gia khác nhau, sử dụng một hay nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Với một trong những giai đoạn văn minh liên tục dài nhất của thế giới và hệ thống chữ viết tiếp tục được dùng cho đến ngày nay, lịch sử Trung Quốc đặc trưng bởi những chia tách và thống nhất lặp đi lặp lại qua các thời kỳ hòa bình xen kẽ chiến tranh, trên một lãnh thổ đầy biến động. Lãnh thổ Trung Quốc bành trướng ra xung quanh từ một vùng đất chính tại Bình nguyên Hoa Bắc và lan ra tận các vùng phía Đông, Đông Bắc, và Trung Á. Trong hàng thế kỷ, Đế quốc Trung Quốc cũng là một trong những nền văn minh với kỹ thuậtkhoa học tiên tiến nhất, và có ảnh hưởng văn hóa lớn trong khu vực Đông Á.