Hobart (/ˈhbɑːrt/ )[3] là thủ phủ và thành phố lớn nhất bang Tasmania (Úc). Với dân số chừng 240.342, đây là thủ phủ ít dân thứ nhì đất nước.[1] Được thiết lập năm 1804 như một thuộc địa hình sự,[4] Hobart là thành phố cổ thứ hai của Úc sau Sydney (New South Wales). Lịch sử hiện đại của Hobart (trước đây tên "Hobart Town", và "Hobarton") cũng bắt đầu từ đó. Trước khi người Anh đến khai phá, khu vực này đã là nơi cư ngụ của bộ tộc Mouheneener (một phân nhóm người Nuennone)[5] trong hơn 35.000 năm.[6] Những hậu duệ của thổ dân Tasmania nay tự gọi mình là 'Palawa'.

Hobart
Tasmania
Tọa độ42°52′50″N 147°19′30″Đ / 42,88056°N 147,325°Đ / -42.88056; 147.32500
Dân số240.342 (2019)[1] (Thứ 11)
 • Mật độ dân số124,8/km2 (323/sq mi) (2011)[2]
Diện tích1.695,5 km2 (654,6 sq mi)
Múi giờAEST (UTC+10)
 • Mùa hè (DST)AEDT Bang: Tasmania. (UTC+11)
Vị trí
  • Cách Huonville 38 km (24 mi)
  • Cách Swansea, Tasmania 134 km (83 mi)
  • Cách Launceston 198 km (123 mi)
  • Cách Queenstown 248 km (154 mi)
  • Cách Burnie 297 km (185 mi)
Khu vực bầu cử tiểu bangDenison, Franklin
Khu vực bầu cử liên bangDenison, Franklin
Nhiệt độ tối đa bình quân Nhiệt độ tối thiểu bình quân Lượng mưa hàng năm
16,9 °C
62 °F
8,4 °C
47 °F
614,8 mm
24,2 in

Từ khi hình thành, thành phố đã phát triển theo hướng nam-bắc, từ Vũng Sullivans rồi dọc theo hai bờ sông Derwent (tức từ cửa sông ở Storm Bay đến Bridgewater) (kéo dài khoảng 22 km).[7] Trong lịch sử của mình, Hobart đã trải qua cả sự tăng trưởng và suy thoái. Đầu thế kỷ 20 là thời kỳ phát triển dựa trên khai mỏ và nông nghiệp, và sự mất mát nam giới, những người đã tòng quân, được bù đắp bằng làn sóng người nhập cư sau Thế Chiến II.[8] Nửa sau thế kỷ 20, người nhập cư từ châu Á đến Hobart ngày một đông. Mặc cho sự gia tăng người nhập cư từ ngoài quần đảo Anh, dân cư Hobart nhìn chung vẫn mang gốc Anglo-Celt là chính và có tỉ lệ người dân sinh ra trên chính nước Úc cao nhất trong số các thủ phủ của nước này.[9]

Tính đến tháng 6 năm 2016, dân số ước tính của vùng đại đô thị là 224.462.[1] Thành phố tọa lạc ở miền đông nam đảo Tasmania, bên cửa sông Derwent và do vậy là thủ phủ cực nam của Úc. Cảng biến thành phố là cảng tự nhiên sâu thứ hai trên thế giới.[10] Cảnh quang Hobart nổi bật lên với kunanyi/núi Wellington cao 1.271 mét (4.170 ft).[11] Nó là trung tâm tài chính và hành chính của Tasmania, đóng vai trò cảng chính cho những tổ chức Nam Cực của cả Úc và Pháp và là một điểm du lịch nổi tiếng, đón hơn 1,192 triệu người viếng thăm năm 2011/2012.[12] Vùng đô thị thường được gọi là Đại Hobart, để phân biệt nó với City of Hobart, một trong năm chính quyền địa phương tại thành phố.[13]

Địa lý

Địa hình

 
City of Hobart (xanh lá) và Đại Hobart (xanh mòng két)

Hobart nằm bên cửa sông Derwent ở đông nam Tasmania. Về địa chất, Hobart chủ yếu được xây trên lớp đá dolerit kỷ Jura quanh những chân đồi rải rác bột kết kỷ Trias và đá bùn kỷ Permi. Hobart mở rộng ra hai bên sông Derwent; bên bờ tây từ thung lũng Derwent phía bắc qua những vùng bằng phẳng hơn thuộc Glenorchy và đến vùng đồi New Town, Lenah Valley. Những nơi này đều nằm trên lớp trầm tích dolerit Jura trẻ. Phía nam của cửa sông Derwent là Storm Bay và bán đảo Tasman.

Khí hậu

Hobart có khí hậu đại dương (Köppen Cfb).[14] Nhiệt độ cao nhất từng ghi nhận là 41,8 °C (107,2 °F) vào ngày 4 tháng 1 năm 2013 và thấp nhất là −2,8 °C (27,0 °F) vào 25 tháng 6 năm 1972 và 11 tháng 7 năm 1981.[15] Hàng năm, Hobart có trung bình 40,8 ngày trời trong. So với các thành phố lớn khác của Úc, Hobart có số giờ nắng trung bình hàng ngày thấp nhất (5,9 giờ/ngày).[16] Tuy vậy, vào hè nơi đây có số giờ nắng rất lớn, đến 15,2 giờ vào hạ chí.

Dữ liệu khí hậu của Hobart (1981-2010 normals; extremes since 1883)
Tháng123456789101112Năm
Cao kỉ lục °C (°F)41.840.137.331.025.720.622.124.531.034.636.840.641,8
Trung bình cao °C (°F)22.222.120.317.815.112.412.313.715.417.318.920.417,3
Trung bình thấp, °C (°F)12.612.611.49.47.65.34.95.76.98.39.911.38,8
Thấp kỉ lục, °C (°F)3.33.41.80.7−1.6−2.8−2.8−1.8−0.80.00.33.3−2,8
Giáng thủy mm (inch)44.4
(1.748)
36.3
(1.429)
39.3
(1.547)
43.4
(1.709)
36.0
(1.417)
42.9
(1.689)
47.3
(1.862)
60.5
(2.382)
58.7
(2.311)
56.1
(2.209)
47.7
(1.878)
56.2
(2.213)
568,7
(22,39)
Số ngày mưa TB (≥ 0.2 mm)10.18.611.011.411.511.913.814.115.515.112.612.1147,7
Số giờ nắng trung bình hàng tháng244.9220.3201.5168.0139.5126.0139.5164.3183.0220.1222.0229.42.258,3
Nguồn #1: Bureau of Meteorology[15]
Nguồn #2: Bureau of Meteorology[17]

Chú thích

  1. ^ a b c “3218.0 - Regional Population Growth, Australia, 2016”. Australian Bureau of Statistics. Australian Bureau of Statistics. tháng 6 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2017.
  2. ^ Cục Thống kê Úc (31 tháng 10 năm 2012). “Hobart (GCCSA)”. 2011 Census QuickStats (bằng tiếng Anh).
  3. ^ Macquarie ABC Dictionary. The Macquarie Library. 2003. tr. 465. ISBN 1-876429-37-2.
  4. ^ Frank Bolt, The Founding of Hobart 1803–1804, ISBN 0-9757166-0-3
  5. ^ The Encyclopedia of Aboriginal Australia. (ed.) David Horton. Canberra: Aboriginal Studies Press, 1994 [2 vols] (see: Vol. 2, pp.1008–10 [with map]; individual tribal entries; and the 'Further Reading' section on pp.1245–72).
  6. ^ “Encyclopaedia Britannica – History of Tasmania”. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2008.
  7. ^ Fairfax Digital (tháng 6 năm 2004). “Hobart Travel Guide”. Fairfax Digital. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2008.
  8. ^ “Tasmanian Yearbook”. Australian Bureau of Statistics. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2008.
  9. ^ “Tasmanian Community Profile”. Australian Bureau of Statistics. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2008.
  10. ^ “Antarctic Tasmania”. Government of Tasmania. ngày 14 tháng 8 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2014.
  11. ^ “kunanyi / Mount Wellington”. Hobart City Council. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2015.
  12. ^ “REGIONAL OVERVIEW”. tra.gov.au. Tourism Research Australiua. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2014.
  13. ^ “City of Hobart - Economic Profile”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2014.
  14. ^ Tapper, Andrew; Tapper, Nigel (1996). Gray, Kathleen (biên tập). The weather and climate of Australia and New Zealand . Melbourne, Australia: Oxford University Press. tr. 300. ISBN 0-19-553393-3.
  15. ^ a b “Climate statistics: Hobart (Ellerslie Road)”. Bureau of Meteorology. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2017.
  16. ^ “Australia's official weather forecasts & weather radar - Bureau of Meteorology”.
  17. ^ “Climate Statistics: Hobart (Ellerslie Road 1981-2010 normals)”. Bureau of Meteorology. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2017.

Liên kết ngoài

  1. ^ http://www.abs.gov.au/AUSSTATS/[email protected]/Lookup/3218.0Main+Features12017-18?OpenDocument