Cổng thông tin:Âm nhạc Việt Nam

Chủ đề Âm nhạc Việt Nam

Âm nhạc Việt Nam là một phần của lịch sửvăn hóa Việt Nam. Âm nhạc Việt Nam phản ánh đúng những nét đặc trưng của con người, văn hóa, phong tục, địa lý,... của đất nước Việt Nam, trải dài qua suốt chiều dài lịch sử của dân tộc.

Âm nhạc Việt Nam bắt đầu từ những nền văn minh đầu tiên qua những phát hiện khảo cổ về những nhạc cụ và tranh vẽ trong hang đá. Trải qua những triều đại phong kiến, nền âm nhạc Việt Nam có được những nét phát triển rõ rệt và đặc trưng. Tới thời kỳ đô hộ của Trung Quốc ngoài ra của các nền văn hóa ngoại lai khác như Ấn Độ, Chăm Pa,... âm nhạc Việt Nam sớm có được những ảnh hưởng và quan điểm mới, dung hòa hoàn hảo những yếu tố ảnh hưởng từ nước ngoài với những nét nổi bật vốn có của âm nhạc truyền thống, từ đó tạo nên những loại hình âm nhạc cổ truyền của từng vùng miền như hát xẩm, hát chèo, ca trù, , cải lương, đờn ca tài tử, nhã nhạc cung đình Huế, quan họ,...

Âm nhạc phương Tây xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỷ 14. Giai đoạn Pháp thuộc vào cuối thế kỷ 19 đặc biệt góp phần giúp âm nhạc Việt Nam được tiếp xúc với những phong cách và quan điểm của văn hóa phương Tây, đồng thời tiếp tục phát triển với những nét đặc trưng riêng. Tân nhạc Việt Nam ra đời vào cuối thập niên 1930 với dòng nhạc tiền chiến rồi tiếp hơi cho những làn điệu mới trong thời gian đất nước chia đôi dưới hai chính thể: Việt Nam Cộng hòaViệt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhạc đỏ ra đời sau năm 1945 ở miền Bắc với sự xuất hiện của nhiều nhạc sĩ nổi tiếng, sau này trở thành cột trụ của nền âm nhạc Việt Nam hiện đại, trong khi đó nhiều thể loại âm nhạc mới như nhạc vàng, nhạc trẻ, du ca nở rộ ở Miền Nam. (đọc thêm...)

Tẩy sạch vùng nhớ đệm máy chủ

Bài viết chọn lọc


Sao Mai điểm hẹn là một cuộc thi ca nhạc truyền hình được VTV3 tổ chức hai năm một lần bắt đầu từ năm 2004. Đây là một trong hai cuộc thi hát lớn của Đài Truyền hình Việt Nam, cuộc thi còn lại là Liên hoan tiếng hát truyền hình toàn quốc hay còn gọi là giải Sao Mai được tổ chức vào các năm lẻ. Theo thông lệ từ năm 2005 thì các thí sinh giành giải Nhất, Nhì và Ba trong cuộc thi Sao Mai phong cách nhạc nhẹ sẽ được đặc cách vào vòng chung kết của giải Sao Mai điểm hẹn năm kế tiếp.

Các thí sinh tham gia Sao Mai điểm hẹn sẽ phải trải qua vòng hồ sơ và thử giọng trước khi bước vào vòng sơ loại (được tổ chức tại hai khu vực phía Bắc và phía Nam). Từ vòng thử giọng này, 12 thí sinh (bao gồm cả các thí sinh đặc cách do đoạt giải Sao Mai năm trước đó) sẽ được lựa chọn vào vòng chung kết. Vòng chung kết của Sao Mai điểm hẹn bao gồm hai vòng. Trong vòng 1 các thí sinh sẽ biểu diễn lần lượt trong 4 đêm nhạc tự chọn, pop, rock, dance (hoặc hip hop, R&B). (Đọc thêm...)

Album chọn lọc


Made in Vietnam là album phòng thu của ca sĩ Mỹ Linh. Album được phát hành vào ngày 20 tháng 2 năm 2003 bởi Viết Tân Studio. Đây là album tiếp nối thành công từ những album trước đó của Mỹ LinhTóc ngắn (2000) và Vẫn mãi mong chờ (2002). Ban nhạc Anh Em cùng nhạc sĩ Dương Thụ tiếp tục là ê-kíp chính cộng tác thực hiện album. Đây là album đầu tiên kể từ khi saxophone Hồng Kiên gia nhập ban nhạc Anh Em và cũng là lần đầu tiên AE Records là nhãn đĩa trong album của Mỹ Linh. Đây cũng là album đầu tiên của Việt Nam được phát hành chính thức ở nước ngoài, với bản in tiếng Anh và Tây Ban Nha, qua sự cộng tác của Blue Tiger Records.

Sau thành công từ 2 album bước ngoặt Tóc ngắn ITóc ngắn II, Mỹ Linh tiếp tục lựa chọn R&B làm phong cách chính của mình. Một chủ đề mới cần được khai thác, và Mỹ Linh quyết định chọn nhiều về những ca khúc hoài niệm "với những giấc mơ xưa, những ký ức đẹp, khó quên về cuộc sống bình dị hàng ngày". Được chuẩn bị suốt 3 năm, album này bao gồm 11 bài hát của các nhạc sĩ Dương Thụ, Bảo Chấn, Huy Tuấn, Anh Quân và Hồng Kiên. (đọc thêm...)

Bạn có biết?

Những gì bạn có thể làm

Things you can do

Tiểu sử chọn lọc


Trịnh Công Sơn (28 tháng 2 năm 19391 tháng 4 năm 2001), được xem là một trong những nhạc sĩ lớn nhất của Tân nhạc Việt Nam với nhiều tác phẩm rất phổ biến. Hiện nay chưa có thống kê về số tác phẩm để lại của ông (ước đoán con số không dưới 600 ca khúc), phần lớn là tình ca. Tuy nhiên số ca khúc của ông được biết đến rộng rãi là 236 ca khúc (cả lời và nhạc). Nhiều ca khúc của ông có thông điệp phản-chiến trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam và phần lớn bị cả Việt Nam Dân chủ Cộng hòaViệt Nam Cộng hòa cấm đoán. Nhạc của Trịnh Công Sơn được nhiều ca sĩ thể hiện, nhưng thành công hơn cả là Khánh Ly. Ngoài ra, ông còn được xem là một nhà thơ, một họa sĩ không chuyên.

Ông quê ở làng Minh Hương, tổng Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, nhưng sinh tại cao nguyên Lạc Giao (xã Lạc Giao, nay là phường Thống Nhất, Ban Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk). Ông lớn lên tại Huế. Lúc nhỏ ông theo học các trường Lyceè Francais và Provindence ở Huế, sau vào Sài Gòn theo học triết học trường Tây Lycée Jean Jacques Rousseau Sài Gòn và tốt nghiệp tú tài tại đây. (đọc thêm...)

Bài hát chọn lọc

"Nối dối" là một ca khúc được trình bày bởi nghệ sĩ thu âm người Việt Phương My. Ca khúc được viết bởi nhạc sĩ Lê Bá Vĩnh và trở thành video quảng bá thứ sáu cho album phòng thu đầu tay của cô mang tên Đến khi nào hỡi anh (2010), phát hành ngày 4 tháng 3 năm 2011. Dù vậy, "Nói dối" nhận được hầu hết những đánh giá tiêu cực từ các nhà phê bình âm nhạc, trở thành một trong những ca khúc với thương hiệu "Thảm họa Nhạc Việt". Ca khúc mang giai điệu popnhạc nhảy, nhưng được trình diễn bằng thể loại hip-hoprap. Tựa đề và nội dung của bài hát chỉ nói về việc nói dối của anh chàng bạn trai của cô gái và bị đa số nhà phê bình gọi là "nhảm nhí." Phần video âm nhạc của ca khúc được đăng tải lên YouTube (không chính thức) và Zing MP3, gồm nhiều cảnh quay vũ đạo đơn giản nhưng tranh cãi nhất là cảnh cô hóa trang tương tự ca sĩ người Mỹ Lady Gaga với bộ tóc giả màu hồng và cặp kính to. Tương tự như ca khúc, video cũng nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều của các nhà phê bình nghệ thuật cũng như khán giả trên YouTube với số ý kiến "không thích" nhiều hơn ý kiến "thích". Chính vì nhiều phản ứng gay gắt, tháng 8 năm 2011, trang Nhạc Số đã xóa mọi dữ liệu về Phương My cùng một thông báo trên tài khoản Facebook chính thức của họ rằng "hành động của [trang web] có thể góp phần làm trong sạch nền âm nhạc Việt Nam." "Nói dối" thực chất được viết vào năm 2008 và được trình diễn tại chương trình Lời chào Tuổi TeenGiai điệu kết nối, nhưng không gây được ấn tượng mạnh. (Xem thêm...)

Cây thể loại

Để hiển thị các tiểu thể loại, bấm vào nút [►]
Để ẩn các tiểu thể loại, bấm vào nút [▼]

Các chủ đề âm nhạc Việt Nam

Dự án Âm nhạc Việt Nam

  • Dự án Âm nhạc Việt Nam được thành lập vào ngày 2 tháng 8 năm 2014, là nơi các thành viên Wikipedia cùng hợp tác để phát triển mảng bài viết về Âm nhạc Việt Nam, một mảng vẫn còn chưa được phát triển rộng rãi trên Wikipedia.
  • Nếu bạn quan tâm, hãy gia nhập với chúng tôi. Nếu bạn có thắc mắc về khó khăn khi viết bài hoặc ý kiến đóng góp, mời vào trang thảo luận của dự án.
Đọc thêm về trang dự án...

Chủ đề liên quan

Liên kết WikiMedia

Chủ đề là gì?  • Danh sách các chủ đề  • Các chủ đề chọn lọc
Tẩy sạch vùng nhớ đệm máy chủ