Đỗ Kim Bảng

nhạc sĩ Việt Nam

Đỗ Kim Bảng là một giáo viênnhạc sĩ nhạc vàng trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam.

Đỗ Kim Bảng
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
5 tháng 6, 1932 (91 tuổi)
Nơi sinh
Huế, Liên bang Đông Dương
Giới tínhnam
Nghề nghiệpNhạc sĩ
Sự nghiệp âm nhạc
Giai đoạn sáng tác1952–1975
Dòng nhạcNhạc vàng
Hợp tác vớiY Vân
Ca khúc
  • "Mưa đêm ngoại ô"
  • "Mùa thi"
  • "Xin dìu nhau đến tình yêu"
  • "Vòng tay giữ trọn ân tình"
  • "Bước chân chiều chủ nhật"

Cuộc đời

Đỗ Kim Bảng sinh ngày 5 tháng 6 năm 1932 tại Huế nhưng quê gốc ở Quảng Nam. Thuở nhỏ ông sống với gia đình ở Đà Lạt & Huế. Thời gian này ông học đàn với Lê Quang Nhạc, nhạc lý với Văn Giảng, nhạc cổ truyền với Nguyễn Hữu Ba.

Năm 1951, Đỗ Kim Bảng xuất bản bài hát "Mùa thi". Bài này được Ban hợp ca Thăng Long chọn làm nhạc cảnh trình diễn ở Sài GònHà Nội trong năm 1954. Năm 1953, ông ra Hà Nội học Văn khoa và Cao đẳng sư phạm.[1] Tại đây ông được nhạc sĩ Hùng Lân chỉ dạy thêm về nhạc lý.

Năm 1954, ông theo đoàn sinh viên miền Bắc Việt Nam di cư vào Nam để học tiếp Cao đẳng Sư phạm. Đến năm 1955, ông tốt nghiệp và được Bộ Quốc phòng cử phụ trách văn hóa trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt cho đến năm 1960 thì nhập ngũ khoá 21 trường Bộ binh Thủ Đức. Sau khi mãn khoá với cấp bậc Chuẩn úy thì được điều về phòng văn nghệ Cục Tâm lý chiến phục vụ từ 1965–1969. Năm 1969, ông được Bộ Giáo dục biệt phái về trường Trần Lục dạy học cho đến tháng 4 năm 1975.

Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông bị bắt đi học tập cải tạo 4 năm ở Long Giao. Năm 1980, Đỗ Kim Bảng cùng vợ và con trai vượt biên thành công sang Hoa Kỳ. Tại Boston, Massachusetts ông tiếp tục dạy song ngữ cho đến lúc nghỉ hưu năm 1995. Từ năm 2000 đến nay, ông sống tại Little Saigon, miền Nam California.

Sáng tác

Ông viết những bài hát đầu tiên vào khoảng năm 1950, bao gồm cả nhạc Phật giáo.

  • Bước chân chiều Chủ Nhật (1963)[2][3]
  • Chủ nhật buồn (1969)
  • Khúc hát ngày mai
  • Hẹn em mùa xuân thắm
  • Gió sớm mùa xuân (1950)
  • Mưa đêm ngoại ô[4][5]
  • Mùa thương tay đợi mắt chờ (Đỗ Kim Bảng và Y Vân)[6]
  • Mùa thi (1951)[7][8]
  • Mục Kiền Liên[9]
  • Muộn màng
  • Những người đi giữ quê hương (trường ca)[a][10]
  • Vòng tay giữ trọn ân tình (Đỗ Kim Bảng và Y Vân)[11]
  • Sương đêm (Anh về đêm nay) (1963)
  • Trắng đêm kỷ niệm
  • Tháng ba đi hành quân[12]
  • Tiếng hò thôn Vỹ[b]
  • Xuân vẫn còn xuân (1970)
  • Xin dìu nhau đến tình yêu[13]

Chú thích

  1. ^ Được trình bày trong một dịp kỷ niệm ngày Quân Lực, sau được in trong báo Chiến sĩ Cộng Hòa.
  2. ^ Đoạt giải nhất sáng tác do Đài phát thanh Pháp Á tổ chức năm 1952.

Tham khảo

  1. ^ Phan Hoàng (2004). Dạ, thưa thầy. Nhà xuất bản Trẻ. tr. 154. OCLC 604213853.
  2. ^ “Ðỗ Kim Bảng: Tình cờ đến với âm nhạc”. VOA. 10 tháng 9 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2022.
  3. ^ “Sài Gòn là chủ đề lớn, là nguồn cảm hứng phong phú cho nhiều bài hát. Cái tên Sài Gòn, đã gắn liền với cái tên Việt Nam”. Dan Viet Newspaper. 13 tháng 8 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2022.
  4. ^ Đào Nguyên (9 tháng 9 năm 2020). “Chuyện tình cảm của danh ca Hương Lan đi vào nhạc Lam Phương thế nào?”. Báo điện tử Tiền Phong. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2022.
  5. ^ M.T (23 tháng 5 năm 2020). “Dương Huệ hãnh diện khi hát với Mạnh Quỳnh, Ngọc Sơn và Mạnh Đình”. Báo Dân Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2022.
  6. ^ Bách khoa, Số phát hành 163-167. 1963. OCLC 1795032.
  7. ^ Thy Nga (1 tháng 7 năm 2007). “Mùa thi”. Đài Á Châu Tự Do. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2022.
  8. ^ Lê Văn Lân (2000). “Người Huế buồn trong lúc gian vui!”. Đại học Sư phạm Huế. 1. Dòng Việt. tr. 89. OCLC 1038784671.
  9. ^ Thy Nga (26 tháng 8 năm 2007). “Mừng lễ Vu Lan, Phật lịch 2551”. Đài Á Châu Tự Do. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2022.
  10. ^ Vũ Hoàng (22 tháng 7 năm 2012). “Những nhạc sĩ gốc Huế”. Đài Á Châu Tự Do. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2022.
  11. ^ Hà Tùng Long (15 tháng 3 năm 2017). “Sẽ tiến hành rà soát lại những bài hát đã cấp phép trong các thời kỳ”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2022.
  12. ^ Trần Chí Phúc (22 tháng 9 năm 2014). “Đỗ Kim Bảng – bước chân chiều Chủ Nhật phố Bolsa”. Saigon Broadcasting Television Network. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2022.
  13. ^ Tr.N (16 tháng 9 năm 2005). “Hoàng Thiên Long & Lệ Quyên: Lời nói dối muộn màng”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2022.

Liên kết ngoài